TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
TOP 10 xe bo binh dang go`m I_folder_lockTOP 10 xe bo binh dang go`m I_folder_announce_newRất mong các bạn tham gia Forum của chúng tôi
TOP 10 xe bo binh dang go`m I_folder_announce_newĐăng kí ngay để làm nhân viên web rất nhiều tiện ích
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
TOP 10 xe bo binh dang go`m I_folder_lockTOP 10 xe bo binh dang go`m I_folder_announce_newRất mong các bạn tham gia Forum của chúng tôi
TOP 10 xe bo binh dang go`m I_folder_announce_newĐăng kí ngay để làm nhân viên web rất nhiều tiện ích
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

TOP 10 xe bo binh dang go`mXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:

MrWilliam

MrWilliam
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Nam
Nhấn Vào Đây Để xem Thông Tin về thành viên này
 


Bài gửiTiêu đề: TOP 10 xe bo binh dang go`m TOP 10 xe bo binh dang go`m Icon_minitime17/12/09, 10:56 am
Các loại xe chiến đấu bộ binh hàng đầu có thể kể tới 10 cái tên như sau:

- M-113

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Mỹ nhận thấy cần phải thiết kế một loại xe thiết giáp chở quân có khả năng cơ động nhanh trong mọi địa hình dành cho bộ binh và xe xích chính là sự lựa chọn lí tưởng. Xuất phát từ nhu cầu trên, M-113 đã bắt đầu được sản xuất ngay từ đầu những năm 1960.

Với khả năng chở 10 lính (không kể tổ lái), di chuyển với tốc độ 40 dặm/giờ (64,37km/h) trên mọi địa hình với cự ly tối đa lên đến 300 dặm (482,8km), M-113 lập tức khẳng định được tính ưu việt của mình. Kể từ khi ra đời đến nay, trên 80.000 chiếc M-113 được sản xuất, và xuất khẩu cho gần 50 quốc gia trên thế giới.


[You must be registered and logged in to see this image.]
M-113 có thể chở tới 10 lính.
Ngoài chức năng chính là vận chuyển quân, M-113 còn có có thể được trang bị hỏa lực hoặc sử dụng vào các mục đích khác như: súng cối, xe chỉ huy chiến trường, súng phòng không và súng phun lửa. Hiện nay, M-113 vẫn phát huy hiệu quả cao và hứa hẹn trở thành một trong những loại xe thiết giáp được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại xe đã được sản xuất.

- M-2 Bradley

Nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại xe thiết giáp chở quân nói chung chỉ có lớp giáp mỏng và hoả lực hạn chế, cuối thập niên 60 thế kỷ trước người ta đã nghĩ tới việc thiết kế thêm cho các loại xe này hoả lực chiến đấu. Không chỉ đơn thuần là vận chuyển binh lính ra chiến trường và để mặc họ chiến đấu, thế hệ xe cải tiến này còn cho phép bộ binh có thể sử dụng hoả lực trên xe để tấn công và làm lá chắn cho bộ binh trong khi giao chiến.


[You must be registered and logged in to see this image.]
M-2 Bradley được trang bị hỏa lực mạnh.
Bắt nguồn từ thiết kế của Liên Xô và Đức, chiếc M-2 Bradley được chính thức sản xuất vào năm 1981. Do được thiết kế thêm một lớp giáp mỏng bên ngoài lớp vỏ nhôm, Bradley có khả năng bảo vệ binh lính trong xe tốt hơn so với chiếc M-113. Ngoài ra, nó còn được trang bị hoả lực mạnh hơn với một pháo cỡ nòng 25 mm, tốc độ bắn 200 phát/phút; một súng máy cỡ nòng 7,62mm đặt bên phải pháo 20mm. Ngoài ra, xe còn được trang bị thêm hai ống phóng tên lửa chống tăng TOW2B với cơ số là 7 quả trên xe, có khả năng tiêu diệt chính xác các xe tăng của đối phương từ cự ly 3750m. Trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc, loại hoả lực mạnh này thậm chí còn tiêu diệt xe thiết giáp của quân đội Iraq hiệu quả hơn so với pháo 120 mm của xe tăng Abrams. Với khả năng trên, M-2 Bradley đã và đang trở thành một loại xe thiết giáp lợi hại của bộ binh Mỹ.

- MCV-80 Warrior

Cũng giống như Bradley của Mỹ, xe thiết giáp MCV-80 Warrior của Anh phản ánh sự thay đổi trong tư duy chế tạo xe thiết giáp sau khi Liên Xô cho ra đời chiếc BMP-1. Kể từ đây, xe thiết giáp đã trở thành xe chiến đấu bộ binh, có khả năng hỗ trợ hoả lực và tiêu diệt phương tiện của đối phương. Ví dụ cho thấy khả năng chịu đựng của chiếc thiết giáp này đó là trong cuộc chiến tranh Iraq, một người lính đã giải thoát được các đồng đội bị thương của mình ra khỏi chiến trường bằng chiếc MCV-80 Warrior trong hoàn cảnh bị hoả lực đối phương tấn công dữ dội.
[You must be registered and logged in to see this image.]
MCV-80 Warrior có khả năng hỗ trợ hỏa lực.

Trong tác chiến độc lập, một chiếc MCV-80 Warrior có thể mang đầy đủ vũ khí trang bị thiết yếu dùng trong 48 giờ, hành trình một quãng đường 410 dặm (659,83km), vận tốc tối đa 47 dặm/giờ (75,64km/h) và một súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Tất cả các lực lượng dù chiến đấu cùng hay là đối phương của MCV-80 Warrior đều phải ngả mũ thán phục trước khả năng của nó. Hiện nay MCV-80 đang là mẫu chuẩn xe thiết giáp của lực lượng vũ trang Anh.

- Stryker

Stryker là loại xe thiết giáp thế hệ mới đầu tiên kể từ khi M2/M3 - Bradley được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ trong thập kỷ 1980. Lữ đoàn thiết giáp Stryker số 5 thuộc Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ đã trở thành đơn vị đầu tiên triển khai tại chiến trường Afganistan và sau đó Lữ đoàn số 3 thuộc Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ đã triển khai tại chiến trường Iraq vào năm 2003. Stryker được chế tạo thành nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, về khung sườn xe chỉ có hai loại chính: loại thứ nhất dùng để sản xuất xe chở quân và loại thứ hai được thiết kế với khung sườn hạng nặng, cho phép trang bị pháo cỡ nòng 105mm. Với tốc độ chạy tối đa đạt 62 dặm/giờ (99,78km/h) và khả năng vận chuyển 9 lính (chưa bao gồm tổ lái 2 người), chiếc thiết giáp mọi địa hình này không chỉ cho phép cơ động quân nhanh mà còn cung cấp hoả lực mạnh trước đối phương trong chiến trường liên tục thay đổi.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Stryker linh động hơn với trọng tải nhẹ.

Vì có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 Hercules, nên Stryker có thể nhanh chóng tiếp cận tới chiến trường hơn xe tăng hạng nặng Abrams vốn đã bị chỉ trích bởi trọng lượng quá nặng khiến chúng không thể tác chiến trong địa hình xấu. Stryker đã tham chiến tại các chiến trường Iraq và Afghanistan, và hiện nay đơn đặt hàng cho loại thiết giáp này đã lên tới 2.400 chiếc.

- Sd.Kfz. 251

Khi bắt đầu phát triển học thuyết chiến tranh chớp nhoáng, quân đội phát xít Đức hiểu rằng bộ binh và pháo binh của mình sẽ cần phải có một phương tiện di chuyển mọi địa hình mới để có thể tác chiến cùng với xe tăng của sư đoàn thiết giáp. Kết quả của quá trình phát triển đã cho ra đời một trong những loại thiết giáp chiến đấu quan trọng nhất thời bấy giờ của quân đội Đức, đó là chiếc thiết giáp kết hợp giữa hệ thống xích và bánh tròn- Sd.Kfz. 251.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Sd.Kfz.251 có hệ thống xích vượt trội.
Ngay trong lần đầu được sử dụng tại chiến trường Phần Lan vào năm 1938, Sd.Kfz. 251 đã chứng tỏ giá trị của mình là phương tiện chiến đấu lý tưởng phối hợp cùng với lực lượng thiết giáp cơ động nhanh của Phát xít Đức. Tuy lúc đầu chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ chuyển quân hay kéo pháo, nhưng Sd.Kfz. 251 nhanh chóng được đưa vào nhiều tác chiến khác như: chống tăng, phòng không, cấp cứu, chỉ huy và thậm chí nó còn được cải tạo thành cả bệ phóng cối.

Dù các bánh trước của xe không khoẻ khiến nó không di chuyển nhanh bằng các xe cùng loại của Mỹ, nhưng hệ thống xích tân tiến độc đáo lại cho phép nó có khả năng cơ động trên mọi địa hình một cách vượt trội. Sd.Kfz. 251 đã nhanh chóng thuyết phục được giới quân sự và được sử dụng trong tất cả các chiến trường lớn của lục quân phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II.

- BMP-1

Sau khi xe thiết giáp vận chuyển quân chứng tỏ được giá trị tác chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ II, lực lượng lục quân của các nước trên thế giới đã đưa vào biên chế các loại xe xích và bánh tròn. Hồng Quân Liên Xô tiên phong có ý tưởng phát triển theo xu hướng đưa bộ binh vào chiến đấu trong xe mà vẫn giữ nguyên khả năng bảo vệ của lớp thiết giáp bên ngoài xe.


[You must be registered and logged in to see this image.]
BMP-1 có các lỗ bắn và khe nhìn chiến đấu từ bên trong.
Lần đầu tiên phương Tây được chứng kiến loại xe này đó là trong lễ duyệt binh của Liên Xô tại quảng trường Đỏ vào năm 1967. Chiếc BMP-1 (Bronevaya Maschina Piekhota) có thiết kế các lỗ bắn và khe nhìn, cho phép bộ binh có thể tấn công từ trong xe. Điểm khác biệt của BMP-1 đó là tháp pháo tự nạp đạn 73 mm, sử dụng đạn pháo hoạt động theo chế độ nhiệt ổn định. BMP-1 cũng có khả năng lội nước bằng hệ thống xích.

Mặc dù BMP-1 được coi là đột phá trong các loại xe thiết giáp nhưng nó cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm. Lớp giáp mỏng và bề ngang nhỏ của xe khiến tổ lái và binh lính luôn cảm thấy chật chội.

- Universal Bren Gun Carrier

Universal Carrier do Anh chế tạo thường được gọi là Bren Carrier, là chiếc thiết giáp chiến đấu được dùng phổ biến nhất trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Ngoài việc chở được 14 lính, Bren Carrier còn được thiết kế thêm các tính năng với từng phiên bản khác nhau như: súng máy, súng phun lửa, bệ súng cối, xe chở quân, xe tẩy rửa hoá học, và xe kéo pháo. Bên cạnh đó, nó còn có thể được chuyên chở bằng máy bay hạng nhẹ hoặc cẩu bằng trực thăng, giúp nâng cao khả năng cơ động.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Bren Carrier được dùng phổ biến trong Đại chiến Thế giới II.
Bren Carrier đã từng tham gia vào mọi chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ II, từ châu Âu cho tới các chiến trường trong rừng già ở Viễn Đông. Quân đội phát xít Đức đã bắt được rất nhiều xe này và cải tiến chúng thành xe thành xe chống tăng Panzerjaeger Bren bằng cách trang bị thêm một khẩu pháo 37 mm. Trên thực tế, Bren Carrier là loại xe chở quân duy nhất mà tất cả các nước tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ II đều sử dụng. Với khả năng không thua kém bất cứ một loại xe thiết giáp nào và được sản xuất tới hơn 200.000 chiếc, Bren Carrier xứng đáng được tôn vinh là thiết giáp thời Đại chiến Thế giới thứ II.

- M-3 Halftrack

Năm 1938, Lục quân Mỹ bắt tay vào nghiên cứu loại thiết giáp kết hợp giữa hệ thống xích và bánh tròn bắt nguồn từ mẫu thiết kế của Pháp có từ năm 1931, và đến năm 1941, bản thiết kế cơ bản của chiếc M-3 đã chính thức được đi vào sản xuất. M-3 được trang bị phổ biến trong Lục quân Mỹ và trở thành một bộ phận thiết yếu của các lữ đoàn thiết giáp khi mỗi lữ đoàn này có tới một tiểu đoàn gồm 62 chiếc M-3.


[You must be registered and logged in to see this image.]
M-3
Cho tới thời điểm cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, có hơn 40.000 chiếc M-3 được sản xuất với rất nhiều phiên bản khác nhau như: xe chở quân, xe kéo pháo, xe thông tin. M-3 được thiết kế bánh lái nằm ở trục trước, giúp nó có thể cơ động dễ dàng hơn so với chiếc cùng loại Sd.Kfz. 251 của Đức. Tuy nhiên, nó lại không thể hành quân trong mọi địa hình và khả năng chở quân cũng hạn chế.

M-3 được sử dụng rộng rãi trong Đại chiến Thế giới thứ II và vẫn tiếp tục được coi trọng nhiều năm sau đó. Mặc dù đã ngừng sản xuất vào năm 1945, thế nhưng M-3 vẫn được quân đội Israel sử dụng phối hợp với không quân của nước này cho tới những năm 1980.

- LVT MK-4 (xe đổ bộ quân)

Với khả năng lội nước, LVT MK-4 là xương sống của tất cả các lực lượng đổ bộ hải quân trong suốt thời gian dài của cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương đẫm máu. Lần đầu xuất hiện vào năm 1944, chiếc LVT MK-4 mới được thiết kế một cửa hậu. Điều này cho phép bụng xe có thể chứa được hẳn một chiếc xe Jeep hoặc một khẩu pháo. Chính việc cách tân thiết kế cửa nằm ở phía sau xe đã giúp các lính thuỷ đánh bộ không phải trèo lên nóc xe trước khi ra ngoài như các xe cùng loại trước kia, từ đó mà họ tránh được nguy hiểm.


[You must be registered and logged in to see this image.]
LVT MK-4
Với việc được trang bị một khẩu pháo 75 mm, LVT MK-4 có thể bắn hoả lực dày đặc để bảo vệ 30 lính trong xe. Thêm vào đó, nó còn có thể tiếp tục chạy ngay sau khi lên bờ. Thay vì bằng chân vịt, LVT MK-4 di chuyển bằng một hệ thống xích, và điều đó khiến nó thực sự trở thành một pháo đài cho dù có đang di chuyển trên nước, cát, đầm lầy, đường nhựa hay trên đồng cỏ. LVT MK-4 còn được quân đội Anh dùng cho các hoạt động vượt sông, đặc biệt là sông Rhine, trong suốt chiến tranh tại châu Âu.

Ngưỡng mộ trước loại thiết giáp đổ bộ này, phó Đô đốc hải quân Edward L. Cochrane đã từng viết: “Không gì có thể phủ nhận rằng các chiến thắng oanh liệt của chúng tôi tại các chiến trường Tarawa, Kwajalein, Saipan, Tinian, Guam, Palau và Iwo Jima sẽ khó có thể đạt được nếu như không có LVT”.

10. Humvee

Nhằm thay thế những chiếc xe jeep vốn đang được yêu mến và sử dụng rộng rãi, người ta cần phải cho ra đời một mẫu xe với tính năng hoàn toàn khác biệt. Đó chính là chiếc Humvee-xe chạy bằng lốp đa chức năng và có tốc độ cao. Humvee lần đầu xuất hiện vào năm 1980 và ngay lập tức nhà sản xuất chiếc xe này, AM General, đã nhận được đơn đặt hàng lên tới gần 60.000 chiếc. Ngày nay, số lượng Humvee được sản xuất đã lên đến 160.000 và xuất khẩu cho 36 quốc gia trên thế giới.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Humvee
Đặc biệt là 12 phiên bản khác nhau của Humvee đều có gầm thấp và kết cấu khoẻ, khiến nó trở thành một phương tiện di chuyển hết sức đáng tin cậy. Loại xe này nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ tính đa chức năng như: Thiết giáp chở quân, thực hiện các chiến dịch đặc biệt, bệ phóng tên lửa, bệ kê khi bắn tiểu liên.

Humvee còn được đánh giá cao bởi ngoài tổ lái, Humvee có thể chở thêm 8 lính, có tốc độ tối đa đạt hơn 65 dặm/giờ (104,61km/h), và được trang bị một súng máy 12,7mm. Humvee có thể di chuyển trên mọi địa hình, điều này đã được kiểm chứng trong các cuộc chiến tranh của Mỹ tại Somalia, Iraq và Afghanistan. Mặc dù bị chê là có lớp thiết giáp mỏng, nhưng những ưu điểm vượt trội của loại xe này vẫn giúp nó được sử dụng trong các nhiệm vụ cần phải có thiết giáp hoả lực mạnh.

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường Link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

TOP 10 xe bo binh dang go`mXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ :: 

QUÂN SỰ

 :: 

XE

-

 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất