TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miên I_folder_lockSự huyền bí của nghệ thuật thôi miên I_folder_announce_newRất mong các bạn tham gia Forum của chúng tôi
Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miên I_folder_announce_newĐăng kí ngay để làm nhân viên web rất nhiều tiện ích
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miên I_folder_lockSự huyền bí của nghệ thuật thôi miên I_folder_announce_newRất mong các bạn tham gia Forum của chúng tôi
Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miên I_folder_announce_newĐăng kí ngay để làm nhân viên web rất nhiều tiện ích
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miênXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả
Bình chọn cho bài viết:

Mr_Kenshin

Mr_Kenshin
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Nam
Nhấn Vào Đây Để xem Thông Tin về thành viên này
 


Bài gửiTiêu đề: Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miên Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miên Icon_minitime14/12/09, 04:50 pm
Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miên


Không chỉ giúp điều tra vụ án, chữa bệnh...thậm chí thôi miên có thể giải tỏa được nhu cầu sinh lý của con người.

Thuật thôi miên có lịch sử rất lâu đời, gần như cùng với lịch sử của thuật phù thuỷ, y học, thậm chí là ‘ma pháp’. Thôi miên không những có thể gây kích thích lên tiềm thức của con người mà còn có thể chữa được bệnh. Thời xa xưa trước đây, thôi miên, phù thuỷ và y học luôn được kết hợp với nhau một cách tự nhiên. Người ta nghiên cứu về thôi miên từ rất lâu nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được những giải thích đầy đủ về những sự thần kỳ của nó.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Thời xa xưa trước đây, thôi miên, phù thuỷ và y học luôn được kết hợp với
nhau một cách tự nhiên


Trong những năm 70 của thế kỷ 20, nhờ có thôi miên mà người ta đã phá được một vụ án hình sự. Tại New York đã xảy ra một vụ giết người bằng súng, rất khó truy tìm được hung thủ. Chỉ có duy nhất một người làm chứng tại hiện trường vụ án, những người làm chứng này lại quên hết một số những tình tiết quan trọng. Tổ điều tra đã nghĩ tới phép thôi miên. Vì vậy, họ đã mời các nhà chuyên môn đến để thôi miên những nhân chứng này. Sau khi bị thôi miên, người này đã nhớ lại toàn bộ số xe, hình dáng bên ngoài của hung thủ, diễn biến của vụ bắn súng và những đoạn đối thoại mà anh ta đã tình cờ nghe được. Thú vị hơn là, vốn là người nói lắp thế nhưng nhân chứng đã nói rất lưu loát trong trạng thái bị thôi miên. Và cuối cùng, nhờ những lời khai này cảnh sát Mỹ đã nhanh chóng phá vụ án này một cách thành công.

Ngay từ thế kỷ 18, người ta đã bắt đầu áp dụng thôi miên vào việc chữa bệnh. Năm 1778, tại Paris, một bác sĩ nội khoa người áo F.Anton Mesmer đã từng dùng ‘tủ ma’ giúp một số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hồi phục trở lại, gây tiếng vang lớn.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Sigmund Freud sử dụng thôi miên để giải thoát ức chế tình dục của bệnh nhân


Từ trước đó rất lâu, Mesmer đã ứng dụng thôi miên vào chữa việc chữa trị. ‘Thuyết từ khí động vật’ từng được rất thịnh hành trước đó. Theo ông, thật sự có một dòng khí lưu tồn tại trong cơ thể con người và trong giới tự nhiên, và lực vạn vật hấp dẫn của trái đất đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người thông qua dòng khí này.

Dựa vào lý thuyết trên, người ta đã khám phá ra bí ẩn của giấc ngủ thôi miên (người bị thôi miên rơi vào trạng thái nửa thức, nửa ngủ, không co giật, trở nên dễ bảo và phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của người thôi miên nhưng khi tỉnh dậy thì không nhớ gì hết). Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên xây dựng tình cảm thân mật giữa bệnh nhân và thày thuốc, cần coi bệnh nhân như một phần của mình thì việc chữa trị sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do chưa rõ cần thân mật đến đâu nên nhiều trường hợp đã phát sinh quan hệ tình ái làm dư luận lên án.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Lớp học thực nghiệm của bác sỹ Shalke, là bậc tiền bối trong lĩnh vực
bệnh tâm thần học, ông rất coi trọng trạng thái thôi miên trong
trị liệu tâm lý bệnh nhân


Vào cuối thế kỷ 19, Freud đã nghiên cứu kỹ về bệnh hysteria (những chứng bệnh vào thời kỳ đó được cho là ma làm) và sử dụng thôi miên để giải thoát ức chế tình dục của bệnh nhân. Phương pháp ám thị thôi miên của ông có mục đích thải loại nhằm giải phóng những tác nhân gây bệnh, giúp bệnh nhân gợi và có thể sống lại những hoàn cảnh bị tổn thương, sau đó xóa đi tác động này.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Công cụ thường dùng trong thuật thôi miên là chiếc giường hoặc
một chiếc ghế êm ái


Trong những nghiên cứu sau đó, Freud nhận thấy thôi miên không thể áp dụng chung; thành công chỉ là những trường hợp ngoại lệ. Mặt khác, mối quan hệ hình thành trong quá trình thôi miên dễ dẫn đến quan hệ tình dục, một điều cấm kỵ trong quan hệ thầy thuốc- bệnh nhân. Một lần sau khi Freud chữa cho một bệnh nhân nữ, khi tỉnh giấc ngủ thôi miên, cô ta đã ôm chầm lấy ông làm ông vô cùng bối rối và khó khăn lắm mới cưỡng lại được. Vì thế mà Freud quyết định từ bỏ thôi miên và khai phá một chân trời mới như sự hiện diện đằng sau sự huyền bí của thôi miên. Đó là phân tâm học với những bí mật về vùng tối của cảm xúc.

Thông qua thôi miên, chúng ta có thể tiếp xúc được với thế giới của ý thức và thần kinh, nó thể hiện ra những tiềm năng to lớn, những năng lượng khổng lồ khiến con người say mê.

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường Link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Sự huyền bí của nghệ thuật thôi miênXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ :: 

KHOA HỌC

 :: 

NHUNG DIEU KI THU QUANH TA

-

 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất